I. Bình tích áp
Với những đường ống khí trong nhà máy có tổng công suất lớn hơn 40 lít khí. Lúc đó bạn có thể lắp trực tiếp máy nén khí vào hệ thống mà không cần bình tích áp ngoại trừ trường hợp trong hệ thống khí nén bao gồm nhiều loại máy nén khí. Ví dụ có 1 máy trục vít và 2 máy piston trường hợp này bắt buộc phải lắp bình tích áp để tránh ảnh hưởng giữa các máy với nhau. Việc lắp thêm bình tích áp sẽ tối đa được công suất máy và ổn định hoặc tích trữ áp suất trong những trường hợp tải tiêu thụ cụ thể.
Lưu ý: không nên lắp van một chiều giữa bình tích áp và máy nén khí trục vít.
II. Đường ống khí xả
Ống phải được nối bằng mặt bích nối hoặc khớp nối có thể tháo rời. Vạn chặn cũng được nối vào để tiện cho bảo trì và kiểm tra đường ống sau này.
Nếu đường đi của ống khí nén có đoạn võng và gấp khúc máy hút bụi dài cần lắp van xả đáy để ngăn chặn tích tụ xả.
Khi nối rẽ nhánh từ nhánh chính thì nhánh rẽ cần nối từ mặt trên ống xuống nhằm ngăn ngưng tụ từ phía sau.
III. kết nối nhiều máy nén khí cùng hòa mạng khí nén
Cần có van chặn tại ống xả khí mỗi máy nén khí, khi máy nào dừng hoạt động cần được khóa chặn máy đó cách ly ra khỏi hệ thống khí nén.
khi có nhiều máy cần có bình tích áp giữa chúng nhằm ngăn độ dung truyền sang nhau
IV. bộ xả nước tự động của máy sấy khí và tách nước
Cần giữ van xả nước tự động luôn mở nhỏ
Đô dài của ống nối giữa bộ xả nước tự động và cổng xả phải ngắn hơn 3m và nhả khí xả vào không khí không cắm xuống đất hay môi môi trường làm cản trở thoát nước
Lưu ý:
Bộ sấy khí nén đặt sau bình tích áp sẽ đạt hiệu quả hơn và tiết kiệm điện.
Nếu bộ xả nước không làm theo những mô tả trên nó có thể sảy ra lỗi làm nhiều khí xả trộn lẫn nước thất thoát ra ngoài hệ thống.